Quy trình làm bông Na Thái
– Na là một loại cây rất quen thuộc với nhiều nhà vườn, có thể trồng được ở nhiều nơi, trên những vùng đất khác nhau. Trong đó giống Na thái là cây mang lại giá trị kinh tế cao hiện nay.
– Na Thái có thể tiến hành tạo hoa, quả sau hơn 1 năm trồng đối với gốc chiết cành.
– Quan sát cây Na Thái phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh, bộ lá chuyển sang màu xanh bánh tẻ. Quả trên cây không còn hoặc có thể để một lứa quả lớn khoảng 1 tháng thu hoạch, thì đây là thời điểm thích hợp nhất để làm quả cho cây Na Thái.
I. Cắt cành – Tạo tán – Thúc cơi
1) Cung cấp dinh dưỡng tạo cơi
– Thúc cơi là giai đoạn kích thích cho cây phát triển chồi, ngọn, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Hữu cơ: 100-500gr/cây
NPK: 100-300gr/cây
Lân: 100-300gr/cây (tuỳ theo nhu cầu)
Humic: Bón 1kg cho 50-100 cây
– Chú ý quản lý sâu bệnh hại. Khoảng 7-10 ngày thì cho phun 1 lần để phòng ngừa các loại sâu bệnh như: Thán thư, rệp sáp, nhện đỏ, rầy phấn trắng…
– Sử dụng các dòng tinh dầu sinh học kết hợp với các dòng phân bón bổ sung vi lượng, amino acid giúp dày lá, xanh lá, kích thích hấp thu dinh dưỡng.
2) Chặn đọt
– Sau khi cơi phát triển mạnh, lá mở thì ta tiến hành chặn đọt.
– Kali thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp vận chuyển dinh dưỡng lên cành nhanh hơn làm lá nhanh già, tăng khả năng quang hợp, giúp cây tích trữ dinh dưỡng.
– Kali còn làm giảm khả năng hấp thu nước, ngăn cản khả năng hấp thụ Đạm của rễ từ đó hạn chế sự phát triển của đọt mới.
– Lân giúp cây kích thích phân hóa mầm hoa.
– Cung cấp Lân, Kali bằng phân đơn hoặc phân NPK đều được, tỷ lệ lý tưởng là 1:5
– NPK nên sử dụng với tỷ lệ Kali cao hơn 1:1:2 hoặc dùng NPK cân bằng bón thêm Kali.
– Liều lượng tùy vào bộ khung tán của cây, thông thường có thể bón từ 2 – 3 kg/cây.
– Tưới đẫm nước sau khi bón để phân tan và cây hấp thu tốt hơn.
3) Tạo mầm hoa
– Phun tạo mầm 2 lần cách nhau 5-7 ngày và trước cắt cành 1-2 ngày (nếu cần).
– Sử dụng các dòng có hàm lượng Lân cao như: Flower 86, Tạo mầm hoa, Cotton, Making,…
4) Cắt cành
– Tiến hành tuốt hết lá và cắt tỉa các cành sao cho cây có bộ khung tán hợp lý, thoáng hạn chế sâu bệnh hại.
– Các nhà vườn thường cắt tỉa theo phương pháp để nguyên bộ khung chính và để lại từ 2 – 4 cặp mắt lá tính từ điểm phân cành. Tuy nhiên việc cắt tỉa cành làm quả còn tùy thuộc vào kinh nghiệm cắt tỉa của người trồng.
– Vị trí cắt cành sẽ tác động trực tiếp đến vị trí hình thành hoa, quả của cây sau này. Do vậy cần tạo bộ cành phân tán đều, sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
– Phương pháp cắt:
Chọn cành khỏe, cành mang trái cắt chừa khoảng 5-10cm.
Cành chồi để lại 15-40cm đồng thời tuốt hết lá.
– Sau khi cắt tỉa xong thì tiến hành xử lý bệnh cho vườn bằng thuốc phòng trị nấm. Phun đẫm các cành, thân, vết cắt, gốc và cả mặt đất. Phun kỹ thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại càng hiệu quả.
– Cắt cành xong từ 5 – 7 ngày thì bón thúc bằng Lân với hàm lượng từ 1 – 1,5 kg/cây.
– Khoảng 15 ngày sau cắt thì các đầu cành sẽ bật chồi. Giai đoạn cây bật chồi non cần quản lý sâu bệnh hại tốt.
II. Giai đoạn ra hoa đến đậu trái
– Nếu gặp mưa lớn thì phải có biện pháp thoát nước cho vườn, sau đó phun MKP Plus (0-52-34), chỉ phun khi cây chưa nhú mầm.
– Sau khi chồi lên được 4-5 ngày thì tiến hành cắt tỉa.
– Bổ sung Bo (Bo Gel, Canxi Bo,…) để tăng khả năng thụ phấn (nên sử dụng Canxi Bo khi gặp mưa), chống sốc, chống rụng hoa và trái, giúp phát triển trái, đẹp trái, chống hiện tượng nứt trái. Phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần từ lúc nhú hoa đến khi trái lớn.
– Cung cấp đúng lượng nước và đúng thời điểm cho cây. Nếu thời tiết nắng nóng, chỉ nên tưới nhẹ vào chiều mát, nếu mưa dầm nên chú ý thoát nước tốt và phun bổ sung Canxi Bo.
– Giai đoạn này cây gặp mưa có thể dẫn đến rụng trái, do mất cân đối dinh dưỡng, Đạm cao cây sẽ đi đọt mạnh, sốc rễ do ngập úng. Trong thời tiết mưa đêm thì hiệu suất đậu trái của cây sẽ giảm do hạt phấn không phát tán được, ong không hoạt động được, hạt phấn bị nước đè nặng, giảm sức sống.
III. Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch
– Thời gian Na Thái từ khi đậu trái đến thu hoạch khoảng 90 ngày.
– Hai tuần đầu sau đậu trái chú ý tưới nước giữ ẩm, dư nước làm rụng trái, kết hợp phun Bo, không cần rãi phân.
– Tỉa trái 2 lần, 30 và 60 ngày (bao trái).
– Bón phân chia làm 3 lần chính:
Trái 30 ngày: Bón NPK 3 số cân bằng.
Trái 60 ngày: Bón NPK 3 số cân bằng.
Trái 90 ngày: Bón NPK có hàm lượng Kali cao hơn.
– Phun ngừa sâu bệnh hại như: Thán thư, rệp sáp, sâu đục trái, bọ trĩ, nhện đỏ, rầy phấn trắng.
– Trước thu hoạch 10 ngày phun K-Max, Fulvic Gel: Trái đẹp, bóng trái và nặng ký.
– Đây là quy trình cơ bản để làm bông cho cây Na Thái, tùy vào từng khu vực vùng miền mà quy trình có thể thay đổi cho phù hợp.
– Để đạt hiệu quả làm bông tối ưu, bà con hãy liên hệ cho các kỹ thuật viên của Nông Nghiệp Xanh HCM để được tư vấn và cung cấp các quy trình hợp lý cho vườn cây của mình.
Tư vấn kỹ thuật miễn phí
Mr.Quốc: 0945 33 00 55 (Zalo)
Mr.Thiên Phú: 0948 661 669 (Zalo)
Mr.Thiện Thảo: 0965 067 873 (Zalo)
Mr.Minh Vịnh: 0972 455 668 (Zalo)
☎️ Liên hệ tư vấn sản phẩm và đặt hàng: 0965 067 880 (Zalo) - 0938 190 015
Nông Nghiệp Xanh HCM luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các nhà vườn, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm hoàn thiện hơn, tốt hơn, thân thiện với môi trường, an toàn cho hệ sinh thái và tiết kiệm chi phí cho chủ vườn.
∗∗∗∗∗ Nông Nghiệp Xanh – Cho Đời Thêm Xanh ∗∗∗∗∗
—————
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP XANH HCM
Hotline: 0965 067 880 (Zalo/Call) - 0938 190 015
Website: https://nongnghiepxanhhcm.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/ktctnongnghiepxanhhcm
Email: http://nongnghiepxanh.hcm2020@gmail.com
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@CUNGNHANONGLAMGIAU (Anh Quốc)
https://www.youtube.com/channel/UC5j2E9S0-k3LfkaLrUUYRMw (Anh Phú)
https://www.youtube.com/@NguyenMinhVinh (Anh Vịnh)
https://www.youtube.com/@KyThuatNongNghiep0965067873 (Anh Thảo)
Địa chỉ: 168/11K, Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh