Bệnh thán thư trên cây sầu riêng – Cách phòng ngừa và trị bệnh trên cây trồng

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng – Cách phòng ngừa và trị bệnh trên cây trồng

Ngày đăng: 03/01/2024 04:22 PM

    Bệnh thán thư là một loại bệnh rất phổ biến và không loại trừ một bất kỳ cây rau củ quả nào cả, thậm chí cây cảnh cũng có thể bị bệnh này.

    Bệnh thán thư trên sầu riêng là bệnh rất thường gặp, gây hại chủ yếu trên lá, bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành, cây suy yếu. Ngoài ra, giai đoạn cây ra hoa, trái, bệnh làm rụng hoa và trái non sầu riêng rất nghiêm trọng.

    Hiểu biết đúng về bệnh sẽ giúp bạn biết để phòng ngừa đúng cách và bảo vệ khu vườn của mình một cách hiệu quả hơn. Hãy cùng Phân Bón YOO tìm hiểu về bệnh thán thư qua bài viết dưới đây.

     

    1) Khái niệm về bệnh thán thư

    Bệnh thán thư được sử dụng để mô tả một loạt các triệu chứng do toàn bộ một chi nấm gây ra. Hầu hết bệnh thán thư trên cây trồng là do Chi Colletotrichum gây ra.

    Đặc biệt loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ảnh hưởng đến những loại thực vật còn lại. Nó gây hại cho cỏ, ngũ cốc, trái cây, rau quả, cây họ đậu và các loại cây lâu năm.

    Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa.

    2) Đặc điểm sinh học

    Tên khoa học: Colletotrichum coccodes

    Họ: Glomerellaceae

    Tên thông thường: Thán thư, thán thư bạc lá, thán thư đốm lá, thán thư thối gốc.

    – Bệnh thán thư trên cây sầu riêng do nấm Colletotrichum spp gây ra. Đây cũng là loại nấm gây ra bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.

    – Khi trong vườn có một cây bị nhiễm, bào tử nấm gây bệnh thán thư sẽ được truyền theo gió, nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.

    – Bệnh thán thư phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt bệnh thường xâm nhiễm mạnh ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở trong điều kiện thuận lợi.

    – Trong các vườn sầu riêng ít được chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối, bón dư đạm và thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác.

    – Những vườn không được cắt tỉa, có tán lá rậm rạp, vườn bị rợp bóng, thiếu ánh nắng chiếu vào nên độ ẩm cao thì bệnh thường bị nặng.

    – Bệnh cũng phổ biến ở vườn sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, không được cải tạo và phòng trừ nấm bệnh trong đất thường xuyên.

    3) Khả năng gây hại

    Bệnh thán thư gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, hoa, quả non.

    a. Trên lá

    • Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong.
    • Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá.
    • Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc.
    • Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.

    b. Trên hoa

    • Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám.
    • Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.

    Trên quả

    • Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai.
    • Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, rồi lan rộng ra, lâu dần trái sẽ bị rụng.

    4) Biện pháp phòng trừ 

    a. Canh tác, kỹ thuật 

    • Cắt cành, tạo tán cho cây hợp lý tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.
    • Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm Trichoderma.
    • Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
    • Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.
    • Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.
    • Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
    • Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.

    b. Biện pháp sinh học

    • Dầu neem có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm này phát triển trên bề mặt của lá hoặc thân.
    • Dầu neem cũng làm giảm số lượng rệp và các loài gây hại khác có thể vô tình mang bào tử nấm đến vườn.
    • Bón phân đầy đủ và cân đối NPK giúp cây sinh trưởng tốt trong mùa khô, thông thoáng vườn cây trong mua mưa, tránh ẩm thấp.

    c. Biện pháp hóa học

    • Khi bệnh nặng có thể phun một số loại thuốc như: Antracol, Manozeb,…và các thuốc gốc Đồng.
    • Đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc BVTV trong trái gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

    ☎️ Liên hệ tư vấn sản phẩm và đặt hàng: 0965 067 880 (Zalo) - 0938 190 015

    Nông Nghiệp Xanh HCM luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các nhà vườn, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm hoàn thiện hơn, tốt hơn, thân thiện với môi trường, an toàn cho hệ sinh thái và tiết kiệm chi phí cho chủ vườn.

    ∗∗∗∗∗ Nông Nghiệp Xanh – Cho Đời Thêm Xanh ∗∗∗∗∗

    —————

    CÔNG TY NÔNG NGHIỆP XANH HCM

    Hotline: 0965 067 880 (Zalo/Call) - 0938 190 015
    Website: https://nongnghiepxanhhcm.com/
    Fanpage: https://www.facebook.com/ktctnongnghiepxanhhcm
    Email: http://nongnghiepxanh.hcm2020@gmail.com
    Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@CUNGNHANONGLAMGIAU (Anh Quốc)

                            https://www.youtube.com/channel/UC5j2E9S0-k3LfkaLrUUYRMw (Anh Phú)

                            https://www.youtube.com/@NguyenMinhVinh (Anh Vịnh)

                            https://www.youtube.com/@KyThuatNongNghiep0965067873 (Anh Thảo)
    Địa chỉ: 168/11K, Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh