1) Rầy nhảy (Rầy phấn)
Xuất hiện phổ biến trong vườn trồng Sầu riêng ở các nước như Việt Nam, Thái Lan.
Rầy trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, cơ thể màu vàng nhạt, cánh trong suốt.
Trứng được đẻ thành từng ổ từ 12-14 trứng, ở trong mô lá non còn xếp lại.
Trứng rất nhỏ, có màu vàng nhạt dài khoảng 1mm, hình bầu dục một đầu hơi nhọn, có thể quan sát thấy trứng nếu đưa lá non về phía ánh sáng.
Rầy non mới nở màu vàng, di chuyển rất chậm, từ tuổi 2 trở lên trên cơ thể ấu trùng bắt đầu có phủ một lớp sáp mỏng và các tua sáp trắng kéo dài ở cuối phần thân, từ đây ấu trùng di chuyển rất nhanh khi gặp tác động.
Rầy trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non, thường sống tập trung mặt dưới lá và gây hại cho lá non.
Khả năng gây hại
Rầy nhảy chích hút nhựa của lá tạo thành những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lá sẽ bị khô và rụng.
Một số trường hợp rầy hại cả hoa sầu riêng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa, đậu trái của cây. Rầy nhảy còn tiết ra chất tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
Trên các vườn sầu riêng tơ thường dễ bị rầy nhảy tấn công gây hại.
Rầy trưởng thành có thể sống tới 6 tháng.
Rầy nhảy tấn công từ khi lá còn chưa mở đến khi lá đã thành thục thì rầy không gây hại mạnh nữa, nên bà con cần phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo (le lưỡi mèo) đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển thành lá thành thục.
2) Bọ (rầy) phấn trắng
Vòng đời của rầy phấn trắng khoảng 21 – 43 ngày.
Giai đoạn trứng: 5 – 8 ngày. Giai đoạn ấu trùng có 4 tuổi: 15 – 33 ngày.
Giai đoạn thành trùng đến khi đẻ trứng: 1 – 2 ngày. Thanh trùng sống khoảng 14 ngày.
– Trứng hình elip, dài 0.5mm, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng.
– Ấu trùng tuổi 1 có chân và râu rõ rệt, dài 0.25mm, chưa phủ lớp phấn sáp trắng.
– Ấu trùng tuổi 2-3 dài 0.6 – 1mm, thường bất động, không có cánh
– Nhộng cũng là ấu trùng tuổi 4 dài 1.2m, trên cơ thể có những sợi sáp trắng dài.
– Rầy trưởng thành (thành trùng) có kích thước nhỏ, dài khoảng 1.5 – 2mm, có hai cánh trắng, râu đầu ngắn, có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể, mắt màu đỏ nâu hơi sậm.
Cánh của rầy phấn trắng trưởng thành lúc mới vũ hoá có màu trong suốt, sau đó vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng.
Khả năng gây hại
Rầy non tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, các tua sáp này làm cho mặt dưới lá có một lớp bông phấn trắng.
Cả ấu trùng và thanh trùng đều chích hút dịch của lá cây non làm cho lá cây bị rụng sớm, gây hại nặng lên mặt dưới lá tuy nhiên chúng không làm chết cây.
Sự bài tiết chất mật ngọt cùng lớp sáp của rầy phấn trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, trái, giảm khả năng quang hợp của cây, đồng thời làm giảm giá trị thương phẩm.
Rầy phấn trắng là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng.
Chúng chích hút ở cây mang một số mầm bệnh sau đó bay sang cây khỏe mạnh chích hút, từ đó lây truyền virus bệnh hại lên cây trồng.
3) Bọ trĩ
Bọ trĩ còn được gọi là bù lạch, là một loài côn trùng nhỏ mập như một chiếc kim khâu, có thể gây hại trên loại cây khác nhau.
Bọ trĩ có kích rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1-2 mm nên rất khó phát hiện.
Bọ trĩ thường có màu vàng đậm hoặc đen, hình thoi dài, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại, cuối bụng thon, con non cũng có hình dạng như vậy, nhưng không có cánh và màu vàng nhạt.
Khi trưởng thành chúng đẻ trứng rải rác trong mô lá.
Trứng nhỏ mới đẻ có màu trắng sữa, gần nở nó có màu vàng nhạt.
Chúng có thể sống đến 3 tuần, bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất.
Khả năng gây hại
Bọ trĩ gây hại đến mọi giai đoạn phát triển của cây như: Cây con, ra hoa, đậu quả.
Bọ trĩ gây hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái non… rồi hút nhựa.
Chúng hút chích nhựa cây làm đọt non bị chết khô, lá xoăn vàng, làm rụng hoa, trái không phát triển, làm da trái gần cuống có màu xám đậm (bà con thường gọi là da cám), ảnh hưởng đến giá trị nông sản, trái xấu không bán được giá cao. Khi thời tiết càng khô nóng, thiếu nước, bọ trĩ càng phát triển mạnh.
Trời mưa lớn thường là điều kiện bất lợi cho bọ trĩ phát triển.
4) Nhện đỏ
Khả năng gây hại
Nhện đỏ lan truyền từ cành này qua cành khác, cây này qua cây khác nhờ những sợi tơ, gió và các dụng cụ hay người làm vườn.
Nhện di chuyển nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá.Chúng ăn biểu bì, chích hút mô dịch của lá cây. Lá cây bị nhện hút chuyển dần sang màu vàng, mặt trên bị vàng loang lỗ, mặt dưới lá có đốm trắng lấm tấm giống bụi cám. Nhìn kỹ mặt dưới lá sẽ thấy lớp tơ mỏng, những vết trắng lấm tấm giống bụi cám.
Nhện đỏ sinh sống ở cả mặt trên và dưới lá, chúng cắn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây, làm giảm khả năng quang hợp, tăng thoát hơi nước và giảm sự phát triển của cây. Khi nhện hại nặng lá cây sẽ phồng rộp sau đó quăn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật độ nhện đỏ cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, làm cho cành trở nên khô và chết.
Nhện đỏ gây hại có thể khiến hoa bị thui, rụng. Trái cây bị vàng, sạm và dễ nứt khi trái lớn lên. Nhện chích hút còn là nhân tố truyền virus cho cây. Vì khả năng sinh sản rất nhanh chóng, các thế hệ chồng chéo lên nhau nên nhện đỏ dễ dàng trở nên kháng thuốc trừ sâu hóa học, có thể gây hại nghiêm cho cây trồng.
Nhện đỏ gây hại hầu hết ở tất cả các loại cây trồng. Chúng để lại hậu quả nghiêm trọng, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Nhện đỏ gây hại trên rau màu như: Cà chua, dưa leo, dưa lưới, bầu, bí, mướp,…trên các loại hoa như: Hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc, hoa mai,… và đặc biệt gây hại nghiêm trọng trên cây ăn trái như: Bưởi, cam, quýt, nho…
5) Rệp sáp
Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn.
Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt.
Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn.
Khả năng gây hại
Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa. Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển.
Rệp sáp sinh sống phá hại trên nhiều loại cây trồng, thường thấy trên các loại cây như: Thiên tuế, vạn tuế, dứa agao, dứa sọc vàng đến các loại cây ăn trái làm kiểng như: Xoài, nhãn, đu đủ…
Rệp chích hút nhựa cây và tiết dịch tạo đều kiện nấm bồ hóng phát triển.
Rệp sáp tấn công mạnh vào mùa khô và giảm trong mùa mưa.
Tư vấn kỹ thuật miễn phí
Mr.Quốc: 0945 33 00 55 (Zalo)
Mr.Thiên Phú: 0948 661 669 (Zalo)
Mr.Thiện Thảo: 0965 067 873 (Zalo)
Mr.Minh Vịnh: 0972 455 668 (Zalo)
☎️ Liên hệ tư vấn sản phẩm và đặt hàng: 0965 067 880 (Zalo) - 0938 190 015
Nông Nghiệp Xanh HCM luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các nhà vườn, nghiên cứu để cho ra đời những dòng sản phẩm hoàn thiện hơn, tốt hơn, thân thiện với môi trường, an toàn cho hệ sinh thái và tiết kiệm chi phí cho chủ vườn.
∗∗∗∗∗ Nông Nghiệp Xanh – Cho Đời Thêm Xanh ∗∗∗∗∗
—————
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP XANH HCM
Hotline: 0965 067 880 (Zalo/Call) - 0938 190 015
Website: https://nongnghiepxanhhcm.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/ktctnongnghiepxanhhcm
Email: http://nongnghiepxanh.hcm2020@gmail.com
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@CUNGNHANONGLAMGIAU (Anh Quốc)
https://www.youtube.com/channel/UC5j2E9S0-k3LfkaLrUUYRMw (Anh Phú)
https://www.youtube.com/@NguyenMinhVinh (Anh Vịnh)
https://www.youtube.com/@KyThuatNongNghiep0965067873 (Anh Thảo)
Địa chỉ: 168/11K, Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh